Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

Thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập”

             Ngày 09/6/2022, Ủy ban nhân dân quận tổ chức hội nghị triển khai nhân rộng thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập”.

          Theo đó, quận chọn các Phường 6, 25 và 28 thực hiện thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập”. Mỗi phường chọn 3 đơn vị gồm: 1 khu phố, 1 dòng họ và 1 đơn vị (trường học). Mỗi khu phố cần chọn tối thiểu là 10 công dân, trong đó có 5 công dân khu phố và 5 công dân thuộc dòng họ. Riêng UBND phường chọn từ 40 đến 60 người tham gia thí điểm xây dựng mô hình này.

          Việc công nhận mô hình “Công dân học tập” theo tiêu chí và chỉ số đánh giá mô hình “Công dân học tập” bằng hình thức chấm điểm với thang điểm 100 điểm. Nếu cá nhân, cộng đồng, đơn vị đạt từ 80 điểm trở lên thì được công nhận là “Công dân học tập”. 

                                                                                    MH

Tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập


Ngày 26/5/2022, Hội Khuyến học quận tổ chức tuyên truyền, tập huấn các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030.

Tại hội nghị, các đại biểu được triển khai Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030; chương trình đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 - 2030 và tập huấn nghiệp vụ kỹ năng chủ động công tác nâng chất lượng hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, các mô hình học tập cơ sở để đáp ứng yêu cầu nhiêm vụ trong tình hình mới.

Lãnh đạo thành phố, quận chụp ảnh với 3 cán bộ, giáo viên nhận học bổng “Không bao giờ cùng”. (Ảnh P. An)
Lãnh đạo thành phố, quận chụp ảnh với 3 cán bộ, giáo viên nhận học bổng “Không bao giờ cùng”. (Ảnh P. An)

Dịp này, Hội Khuyến học quận trao 3 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho 2 giáo viên Mầm non, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu về tinh thần học tập suốt đời theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi suất trị giá 3 triệu đồng. 

  • Trước đó, ngày 20/5/2022, Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHGĐ Phường 22 phối hợp Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, Ban Giảm nghèo bền vữngHội LHPN phường tổ chức tọa đàm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Đại biểu đóng góp một số ý kiến: cần đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín. Có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người học, người sử dụng lao động và cơ sở giáo dục, đào tạo. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường Mầm non. Phát triển giáo dục Mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.

Mặt khác, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và cơ chế tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay để học tập…

P. AN -NINH NGUYỄN

Lễ ra quân các chiến dịch tình nguyện hè


Ngày 05/6/2022, Quận Đoàn, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam quận tổ chức lễ ra quân các chiến dịch tình nguyện hè năm 2022.

Trong lễ ra quân, đồng chí Trần Đoàn Hiệp, QUV, Bí thư Quận Đoàn phát động những công trình, phần việc và hệ thống chỉ tiêu của các chiến dịch hè năm 2022. Để từ đó các bạn chiến sĩ cùng ra sức cống hiến, thể hiện sức trẻ, tinh thần tình nguyện để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Các hoạt động, chương trình được các chiến sĩ của từng chiến dịch thực hiện trong khí thế khẩn trương và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ.

BẢO TRÂN

Đồng chí Trần Đoàn Hiệp phát động các chiến dịch tình nguyện hè năm 2022. (Ảnh B. Trân)
Đồng chí Trần Đoàn Hiệp phát động các chiến dịch tình nguyện hè năm 2022. (Ảnh B. Trân)

Lấy ý kiến biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh


Nhằm tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong việc bình chọn biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh, ngày 24/5/2022, Ban Tuyên giáo Quận ủy (bộ phận Thường trực của Ban Tổ chức hội thi) có Công văn số 189-CV/BTG đề nghị các đơn vị tổ chức tuyên truyền và lấy ý kiến góp ý và bình chọn biểu trưng quận Bình Thạnh.

Thời gian thực hiện: các đơn vị góp ý và bình chọn biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8/2022.

Các đơn vị gửi Bảng tổng hợp góp ý và bình chọn biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh về Ban Tuyên giáo Quận ủy (đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương, chuyên viên Ban Tuyên giáo) trước ngày 15/8/2022 để tổng hợp trình Thường trực Quận ủy và Thường trực UBND quận xem xét quyết định.

Một số lưu ý:

- Tiêu chí bình chọn và 7 tác phẩm biểu trưng (logo) Bình Thạnh.

- Mẫu Phiếu bình chọn; bảng tổng hợp góp ý và bình chọn, xem chi tiết tại Cổng thông tin điện tử quận  www.binhthanh.hochiminhcity.gov.vn và trang Người Bình Thạnh.

Tiêu chí bình chọn

a) Về ý tưởng của mẫu thiết kế:

- Ấn tượng, độc đáo, có điểm nhấn.

- Đường nét, tạo hình rõ ràng, có tính cách điệu.

- Không bị trùng lặp, khác biệt so với những logo khác.

- Các hình tượng phải đảm bảo tính đơn giản, dễ nhớ, dễ nhận biết.

b) Về nội dung ý nghĩa:

Mang tính khái quát cao, thể hiện nét đặc trưng riêng của Bình Thạnh:

- Vùng đất Gia Định xưa.

- Sự phát triển và vươn lên của Bình Thạnh ngày nay.

- Vị trí địa lý của vùng đất Gia Định xưa và Bình Thạnh ngày nay.

c) Hình thức bố cục:

- Hình dáng logo có cấu trúc chặt chẽ, cân đối, logic.

- Màu sắc của logo đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hòa: không quá 4 màu trong đó có 1 màu chủ đạo.

- Sử dụng, kết hợp màu sắc tương thích về mặt ý nghĩa, nội dung.

- Thể hiện rõ đường nét khi chuyển sang trắng đen.

- Phù hợp khi phóng to hoặc thu nhỏ.

- Logo phải có tính ứng dụng trên nhiều chất liệu.  

7 mẫu biểu trưng (LOGO) kèm thuyết minh

Mẫu 1

Logo có bố cục tròn thể hiện bền vững trường tồn.

Logo được thiết kế từ 2 chữ BT (Bình Thạnh) tạo thành các khu đô thị, các tòa nhà cao tầng, khu công nghiệp... dòng sông Sài Gòn.

Trung tâm logo là Di tích lịch sử Lăng Ông Bà Chiểu.

Chim bồ câu tung cánh là thể hiện khát vọng hòa bình tự do và thể hiện tiềm năng phát triển của Quận Bình Thạnh.

Logo thiết kế khối mảng lớn, mạnh mẽ, nhịp điệu hài hòa... thuận tiện gia công trên mọi chất liệu... ấn tượng mạnh khi nhận diện thương hiệu...

Mẫu 2

Logo thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 2 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim Bồ Câu bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mảnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một lăng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như miền Nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mảnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong dưới cùng là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Trong đó có tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP. HCM. Hình chấm bi nhỏ trên cùng thể hiện quận đang trên đà phát triển, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0.

Biểu trưng sử dụng màu đỏ thể hiện mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự đổi mới, năng động, sáng tạo của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu.

Mẫu 3

Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 2 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh). Đầu chữ T mang hình một ngôi sao bay lên thể hiện Bình Thạnh như một vì sao sáng đang vươn lên tỏa sáng, phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một làng cổ bậc nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như miền Nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mảnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong dưới cùng là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Trong đó có tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP.HCM. Hình chấm bi nhỏ trên cùng thể hiện quận đang trên đà phát triển, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0.

Biểu trưng sử dụng màu vàng màu phồn thịnh. Màu đỏ thể hiện mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự nghiệp đổi mới, năng động, sáng tạo của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu.

Mẫu 4


Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 2 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mảnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh bên phải logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một lăng cổ bậc nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như miền Nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh trên cùng tượng trưng cho mảnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong bên dưới tòa tháp là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Nhất là nổi bật trong đó là tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP.HCM. Biểu trưng sử dụng màu xanh dương là màu hòa bình, hợp tác, phát triển. Cũng như thể hiện sự đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu.

Mẫu 5


Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 2 chữ tượng hình BT (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mảnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một lăng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như miền Nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mảnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Các đường thẳng bên dưới Lăng Ông là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Nhất là nổi bật trong đó là tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP.HCM. Biểu trưng sử dụng màu vàng màu phồn thịnh. Màu đỏ thể hiện mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu.

Mẫu 6


Biểu trưng quận Bình Thạnh sáng tạo dựa trên hình tượng chữ B.T (chữ Bình Thạnh) kết hợp với hình tượng lăng Lê Văn Duyệt, những đô thị vươn cao và đặc biệt là hình tượng con sông Sài Gòn chảy qua địa bàn quận.

Di tích nghệ thuật quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt được xây dựng từ năm 1848. Hằng năm tại lăng đều được tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào các ngày 29 hoặc 30 tháng 7, mồng 01 và mồng 02 tháng 8 âm lịch. Lễ giỗ được cử hành theo nghi thức cấp tiểu cung đình triều Nguyễn. Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần.

Hình tượng dòng sông Sài Gòn, thơ mộng uốn lượn xung quanh quận Bình Thạnh không những cung cấp nước ngọt dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho đời sống người dân, mà còn là hệ thống đường giao thông thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Những đô thị vươn cao nói lên sức sống hiện đại, văn minh đô thị, biểu hiện quận Bình Thạnh đang nỗ lực phấn đấu để xây dựng những đô thị lớn trong tương lai.

Mẫu 7


Logo là sự kết hợp các hình tượng đặc trưng tiêu biểu của Quận Bình Thạnh

1. Hình tượng kết hợp từ hai chữ cái viết tắt BT (Bình Thạnh). Kết hợp lá cờ Tổ quốc nằm trên đỉnh thể hiện sự khác biệt với các địa danh khác.

2. Hình tượng phát triển của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo là xu hướng phát triển của tương lai.

3. Hình tượng các tòa nhà thể hiện sự phát triển đô thị hóa của quận Bình Thạnh.

4. Hình tượng chính tạo điểm nhấn là cổng di tích Lăng Ông Bà Chiểu, đây cũng là Khu di tích lịch sử thể hiện cho sự phát triển lâu đời và mang đặc trưng riêng biệt của quận nhà.

Logo là sự tổng hòa 4 hình tượng nổi bật của quận Bình Thạnh là Lăng Ông Bà Chiểu mang tính lịch sử và văn hóa của quận Bình Thạnh, ba hình tượng còn lại nói lên sự phát triển kinh tế, đô thị, công nghệ, logo thể hiện cho sự phát triển của quận trong tương lai, giữ những giá trị lịch sử, đi đôi với phát triển kinh tế, tri thức. Tổng thể các hình tượng được đặc trưng cấu trúc hình tròn thể hiện cho sự phát triển bền vững, trường tồn.

Logo lấy màu chủ đạo là màu xanh dương thể hiện cho niềm tin vào sự phát triển trường tồn trong tương lai.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

Tuyên dương Gia đình văn hóa hạnh phúc năm 2021


Ngày 28/6/2021, lãnh đạo Hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm 2 gia đình hạnh phúc tiêu biểu trên địa bàn quận Bình Thạnh.

Đồng chí Trần Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Thành phố cùng các thành viên trong đoàn đến thăm, biểu dương, trao Bằng khen cho 2 gia đình ông bà Nguyễn Văn Cư - Nguyễn Thị Lộc (Phường 24) và Lê Hoàng Ẩn - Nguyễn Thị Thu Hiền (Phường 28) đạt danh hiệu Gia đình văn hóa hạnh phúc năm 2021.

Đây là hoạt động nhằm tôn vinh những gia đình có 3, 4 thế hệ sống hòa thuận, nền nếp, hạnh phúc góp phần lan tỏa các giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Đồng thời, thiết thực kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2021).

 P. AN

Lãnh đạo Hội LHPN Thành phố, Phường 28 trao bảng danh hiệu Gia đình văn hóa hạnh phúc đến Lê Hoàng Ẩn...
Lãnh đạo Hội LHPN Thành phố, Phường 28 trao bảng danh hiệu Gia đình văn hóa hạnh phúc đến Lê Hoàng Ẩn...

Cuộc thi “Khoảnh khắc hạnh phúc”

         Từ ngày 10/6 đến 25/6/2021, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam quận tổ chức cuộc thi “Khoảnh khắc hạnh phúc” năm 2021.

Cuộc thi lần này, có 24 gia đình có các thành viên là đoàn viên, hội viên thanh niên đang sinh hoạt, làm việc trên địa bàn tham gia. Trong đó có 20 gia đình lựa chọn hình thức thực hiện bộ sưu tập ảnh và 4 gia đình thực hiện video clip ghi lại cảnh sinh hoạt gia đình thường ngày (các hoạt động, bữa cơm gia đình, chăm sóc nuôi dạy con…) qua đó lồng ghép thông điệp về hạnh phúc gia đình và tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.

Ban tổ chức chọn được 9 gia đình, trong đó 3 gia đình có bộ sưu tập ảnh có lượt người truy cập, chia sẻ và bình chọn cao nhất trên trang cộng đồng “Tuổi trẻ Bình Thạnh” và 6 gia đình (với 2 video clip, 4 bộ sưu tập ảnh) hàm chứa các thông điệp hay nhất được Ban giám khảo đánh giá, chấm điểm để trao giải. Kết quả này căn cứ trên cơ sở tổng hợp số liệu truy cập, đánh giá sau khi các tác phẩm dự thi được đăng trên trang cộng đồng “Tuổi trẻ Bình Thạnh”.

Đây cũng là hoạt động thiết thực kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2021).   

                                                                 B. AN

Trao học bổng cho thiếu nhi vượt khó học giỏi


Ngày 10/7/2021, Đoàn khối cơ quan Đảng - Đoàn thể quận tổ chức đoàn đến thăm, tặng quà và trao tặng học bổng cho 4 thiếu nhi, thanh thiếu niên vượt khó, học giỏi trên địa bàn Phường 22, 24.

Mỗi suất gồm 1 triệu đồng tiền mặt và phần quà 300.000 đồng. Ngoài ra, các em còn được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy ban Hội LHTN phường hỗ trợ thêm nhu yếu phẩm với mỗi phần trị giá khoảng 200.000 đồng.

 Tuy giá trị những phần quà không lớn nhưng động viên tinh thần, tiếp sức các em và gia đình nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay phòng chống dịch Covid-19.

                                                                                                          P. AN

Đại diện Đoàn khối cơ quan Đảng - Đoàn thể quận, Đoàn Phường 22 tặng quà cho học sinh vượt khó, học giỏi. (Ảnh Thuận Phan)
Đại diện Đoàn khối cơ quan Đảng - Đoàn thể quận, Đoàn Phường 22 tặng quà cho học sinh vượt khó,
 học giỏi. (Ảnh Thuận Phan)

Bài viết nổi bật

Hội thi kiến thức muôn màu

  Ngày 19/7/2024, Trung tâm Văn hóa, Quận Đoàn, Nhà Thiếu nhi quận phối hợp tổ chức hội thi kiến thức muôn màu năm 2024.  Tham dự có các ...

Bài viết phổ biến