Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

Tập huấn phần mềm thực hiện video trong giới thiệu sách

 Ngày 08/01/2022, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Văn hóa quận phối hợp tổ chức tập huấn trực tuyến phần mềm thực hiện video giới thiệu sách trong hoạt động thư viện.

Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Như Trang, Trưởng phòng mạng lưới Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Văn hóa quận; nhân viên phụ trách công tác thư viện các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn quận.

Người dự được hướng dẫn dựng video thông qua phần mềm ProShow Producer, dựng các video clip giới thiệu sách.

Qua đó, giúp người dự thực hiện được các video clip bằng phần mềm đã học, góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền sách trên trang mạng xã hội.

THU HÀ

Có 17 học sinh quận Bình Thạnh đạt danh hiệu “Học sinh 3 tốt”

 Ngày 19/12/2021, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ tuyên dương học sinh đạt danh hiệu “Học sinh 3 tốt” và “Học sinh 3 rèn luyện” cấp Trung ương.

 Riêng tại quận Bình Thạnh có 17 học sinh của 2 Trường THPT Gia Định và THPT Trần Văn Giàu được trao danh hiệu cao quý này. Các bạn là niềm tự hào về những tấm gương điển hình, những đóa hoa tiêu biểu trong phong trào “Học sinh 3 tốt” của thành phố, quận nhà và cả nước. 

Được biết, năm học 2020 - 2021, Ban Bí thư Trung ương Đoàn xét chọn và trao tặng danh hiệu “Học sinh 3 tốt” cấp Trung ương. Có 455 học sinh cả nước tiêu biểu đạt 3 tiêu chí đạo đức tốt, học tập tốt và thể lực tốt.                           

  TRUNG NGUYỄN

Hội thao “Mừng Xuân - Mừng Đảng”

 Từ ngày 04/01 đến 23/01/2022, Trung tâm Thể dục Thể thao quận tổ chức hội thao “Mừng Xuân - Mừng Đảng” năm 2022.

Có 16 đội tham gia dự thi các môn: bóng đá, điền kinh, bắn sung thể thao.

Kết quả, Ban tổ chức trao 3 giải nhất, 3 giải nhì và 3 giải ba.

Qua đó, tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong quần chúng Nhân dân trong tình hình mới hiện nay.

Ban tổ chức trao giải cho các đội tham gia hội thi môn bóng đá. (Ảnh: VĐ)
Ban tổ chức trao giải cho các đội tham gia hội thi môn bóng đá. (Ảnh: VĐ)


  • Ngày 12/01/2022, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường 12, 14 tổ chức đá bóng giao hữu.

Trận đấu diễn ra hết sức sôi động, cởi mở với tinh thần thi đấu thể thao trung thực. Các cầu thủ đã cống hiến nhiều pha bóng hay, đường chuyền hấp dẫn, pha ghi bàn xuất sắc.

Nhằm rèn luyện sức khỏe, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; đoàn kết trong công việc, phong trào thanh niên, từ đó nâng cao hiệu quả công tác Đoàn.

 MH - AK

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

Ngày hội "Hương sắc mùa xuân" lần thứ 4 năm 2022

 











Giới thiệu thiết kế biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh

 Nhân kỷ niệm 45 năm thành lập quận Bình Thạnh (tháng 6/1976 - tháng 6/2021), Ủy ban nhân dân quận phát động hội thi thiết kế biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh. Qua phát động có 114 tác phẩm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài quận tham gia dự thi. Qua các vòng chung sơ tuyển, Ban tổ chức chọn ra 10 tác phẩm để lấy ý kiến rộng rãi trong các cơ quan, đơn vị; cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trên địa bàn quận qua hệ thống trang Người Bình Thạnh, Cổng thông tin điện tử quận, Bản tin Gia Định và lấy ý kiến bằng văn bản trực tiếp. Qua các ý kiến và xét chọn, Ban tổ chức sẽ chọn 01 tác phẩm xuất sắc nhất làm biểu trưng (logo) quận Bình Thạnh. Mọi góp ý xin vui lòng gửi trực tiếp qua Ban Tuyên giáo Quận ủy Bình Thạnh hoặc email: bantuyengiaoqubt@yahoo.com.vn. Hạn chót nhận góp ý kiến đến hết ngày 15/03/2022.

Mẫu 1


Cấu trúc biểu trưng là một thể thống nhất, bố cục là hình tròn thể hiện sự phát triển năng động, bền vững và trường tồn như được gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa lịch sử và thiên nhiên.

Logo Quận Bình Thạnh được thiết kế bằng các mảng khối tạo hình tạo hình thành chim bồ câu trắng chuyển mình thành đóa hoa Sen, Sen là Quốc hoa của Việt Nam. Hoa Sen, một hình ảnh gần gũi với tất cả chúng ta và là một biểu tượng văn hóa, du lịch, nét truyền thống của Việt Nam nói chung và Bình Thanh nói riêng. Những cánh hoa mềm mại, uyển chuyển đang hé nở được ngợi ca như vẻ đẹp thầm kín, dịu dàng và mến khách của con người Bình Thạnh.

Ngôi sao tỏa sáng như hồn thiêng Tổ quốc. Ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự tỏa sáng tài năng, trí tuệ của người Bình Thạnh trên bước đường phát triển, vươn tới.

Điểm nhấn ở trung tâm là cổng tam quan khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Lê Văn Duyệt. Hình ảnh này là một biểu tượng, một giá trị để các thế hệ muôn đời sau ghi nhận công lao to lớn của Đức Thượng Công Ty Quân Lê Văn Duyệt đối với vùng đất Nam Bộ. Tài năng và công đức của Đức Tả Quân khiến người dân hết lòng kính phục, yêu thương gọi là Ông lớn hay ông Thượng. Để phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất Gia Định xưa, đánh giá đúng với công lao, tài năng của Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt với vùng đất Sài Gòn-Gia Định cũng như trong việc mở mang bờ cõi đất nước.....Bình Thạnh.

Đường nét gợn sóng phía dưới như biểu thị hình tượng Sông Sài Gòn. Dòng sông dạt dào và hùng vĩ như chính lòng dân và sức dân nơi đây, trước kia khi hệ thống giao thông đường bộ chưa thông suốt, người dân vùng đất Nam Bộ xưa đi lại bằng việc men theo các con sông. Xưa, sông Sài Gòn là mối giao thông huyết mạch nên nó giữ dấu ấn vai trò quan trọng trong văn hóa của Sài Gòn - Gia Định và Bình Thạnh, TP. HCM ngày nay. Sông Sài Gòn được xem như một chứng nhận cho sự phát triển ấy. Dòng sông này đã chứng kiến sự thay da, đổi thịt từng ngày của người Bình Thạnh. Niềm vui, nỗi buồn hay sự lột xác của mảnh đất này cũng được sông Sài Gòn thẩm thấu.

Hạt nguyên tử (vi mạch) ở mắt chim câu mang ý nghĩa về công nghệ số, công nghiệp 4.0 nhằm ứng dụng công nghệ vào quản lý hành chính và điều hành ở Quận Bình Thạnh giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Đường nét thiết kế nguyện vào nhau tạo nên một cổng chào như là lời mời gọi hãy đến với quê hương Bình Thạnh trù phú, đầm ấm và giàu bản sắc...

Logo dùng màu đỏ, màu của sự lắng đọng những giá trị lịch sử, văn hóa. Màu đỏ và vàng còn tượng trưng cho màu cờ tổ quốc, màu của truyền thống cách mạng. Màu đỏ còn là gam màu của tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, cho cuộc sống phồn vinh, thịnh vượng và tương lai tươi sáng, rạng ngời.

Thiết kế độc đáo, ấn tượng, mang tính biểu cảm cao, dễ nhận biết, dễ thể hiện trên mọi chất liệu, phương tiện./.

Mẫu 2:


Biểu trưng được thiết kế hiện đại, hài hoà, chặt chẽ trong không gian hình tròn, thể hiện tính trường tồn, trang trọng và cô đọng. Bên trong biểu trưng là cụm hình ảnh : Hình ảnh phía dưới là hình cổng tam quan của Lăng ông Bà Chiểu - một di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của Quận Bình Thạnh nói riêng và của TP nói chung. Đây là công trình kiến trúc thể hiện tình cảm của nhân dân đối với Tả quân Lê Văn Duyệt, một danh nhân đã có công khai phá và xây dựng vùng đất Gia Định thời xưa Hai bên cổng của Lăng là các mảng cây xanh cách điệu, tượng trưng cho môi trường sinh thái xanh sạch của Quận. Hình ảnh phía trên là cụm công trình kiến trúc, trong đó tòa nhà Land Mark - một biểu tượng kiến trúc hiện đại tiêu biểu không chỉ của Quận mà còn là biểu tượng cho sự phát triển của TP. Hai bên tòa nhà Land Mark là các tòa nhà cao tầng, các tòa nhà này được sắp xếp theo phối. cảnh tạo nên chiều sâu không gian cho biểu trưng. Phía trên cùng là hình ảnh ngôi sao đỏ, tượng trưng cho truyền thống cách mạng của quân và dân Quận Bình Thạnh, là ngôi sao dẫn đường cho mọi thành công trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Màu chủ đạo của Biểu trưng là màu xanh dương, màu xanh dương là màu tượng trưng cho hòa bình, sự tươi trẻ, khát vọng. Mảng cong xanh dương 2 bên biểu trưng còn là hình ảnh của một đôi cánh, thể hiện cho sự cất cánh vươn lên mạnh mẽ của Quận trong tương lai. Tóm lại : Biểu trưng mang tính khái quát cao, thể hiện được những đặc trưng của vùng đất Gia Định xưa kết nối với hình ảnh hiện đại của Quận Bình Thạnh ngày nay và là một biểu tượng dễ nhớ, dễ nhận biết đối với công chúng.

Mẫu 3:

Logo có bố cục tròn là thể hiện bền vững trường tồn Logo được thiết kế từ 2 chữ BT [ Bình Thạnh ] Tạo thành các khu đô thị , các tòa nhà cao tầng , khu công nghiệp ... dòng sông Sài Gòn Trung tâm logo là Di tích lịch sử Lăng Ông Bà Chiểu Chim bồ câu tung cánh là thể hiện khát vọng hòa bình tự do và thể hiện tiềm năng phát triển của Quận Bình Thanh

Logo thiết kế khối mãn lớn, mạnh mẽ, nhịp điệu hài hòa... thuận tiện gia công trên mọi chất liệu... ấn tượng mạnh khi nhận diện thương hiệu...

Mẫu 4:

Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 02 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim Bồ Câu bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mãnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một làng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tống trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như Miền nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mãnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong dưới cùng là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Trong đó có tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP. HCM. Hình chấm bi nhỏ trên cùng thể hiện quận đang trên đà phát triển, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0

Biểu trưng sử dụng màu đỏ thể hiện mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự nhiệt đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu./.

Mẫu 5:

 Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 02 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh). Đầu chữ T mang hình một ngôi sao bay lên thể hiện Bình Thạnh như một vì sao sáng đang vươn lên tỏa sáng, phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một làng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tống trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như Miền nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mãnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong dưới cùng là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Trong đó có tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP. HCM. Hình chấm bi nhỏ trên cùng thể hiện quận đang trên đà phát triển, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0

Biểu trưng sử dụng màu vàng màu phồn thịnh. Màu đỏ thể hiện mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự nhiệt đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu./.

Mẫu 6:

Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 02 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mãnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh bên phải logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một làng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tống trấn thành Gia Đinh xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như Miền nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh trên cùng tượng trưng cho mãnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong bên dưới toà tháp là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Nhất là nổi bật trong đó là tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP. HCM. | Biểu trưng sử dụng màu xanh dương là màu hòa bình, hợp tác, phát triển. Cũng như thể hiện sự đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu./.

Mẫu 7:

Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 02 chữ tượng hình BT (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mãnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một làng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tống trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như Miền nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mãnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Các đường thẳng bên dưới Lăng Ông là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Nhất là nổi bật trong đó là tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP. HCM. | Biểu trưng sử dụng màu vàng màu phồn thịnh. Màu đỏ thể hiện mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự nhiệt đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu./.

Mẫu 8:

Biểu trưng quận Bình Thạnh sáng tạo dựa trên hình tượng chữ B.T (chữ Bình Thạnh) kết hợp với hình tượng lăng Lê Văn Duyệt, những đô thị vươn cao và đặc biệt là hình tượng con sông Sài Gòn chảy qua địa bàn quận.

Di tích nghệ thuật quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt được xây dựng từ năm 1848. Hằng năm tại lăng đều được tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào các ngày 29 hoặc 30 tháng 07, mồng 01 và mồng 02 tháng 08 âm lịch. Lễ giỗ được cử hành theo nghi thức cấp tiểu cung đình triều Nguyễn. Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần.

Hình tượng dòng sông Sài Gòn, thơ mộng uốn lượn xung quanh quận Bình Thạnh không những cung cấp nước ngọt dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho đời sống người dân, mà còn là hệ thống đường giao thông thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Những đô thị vươn cao nói lên sức sống hiện đại, văn minh đô thị, biểu hiện quận Bình Thạnh đang nỗ lực phấn đấu để xây dựng những đô thị lớn trong tương lai.

Mẫu 9:

Cấu trúc logo Quận Bình Thạnh với sự kết hợp hài hòa các hình tượng đặc trưng, mang dấu ấn riêng biệt của một vùng đất kiên trung, nghĩa tình.

Điểm nhấn trong logo khắc hoạ cổng Tam quan Lăng Ông ( Bà Chiểu) là khu di tích lịch sử văn hoá Cấp quốc gia, một quần thể khu đền và ngôi mộ Tả quân Lê Văn Duyệt, đây là nơi linh thiêng cổ xưa của vùng đất Sài gòn, di tích không những mang giá trị tâm linh đối với người dân Sài gòn, mà còn mang giá trị du lịch rất cao đối với du khách trong và ngoài nước. Di tích toạ lạc tại Quận Bình Thạnh, là biểu tượng của vùng đất Gia Định xưa với nét uy nghiêm cổ kính, là niềm tự hào của người dân nam bộ nói chung và của người Bình Thạnh nói riêng.

Di tích liên kết tạo hình chim bay cao mang ký tự B và T ( Bình Thạnh ), tất cả uyển chuyển hòa hợp tạo hình cầu đường, các công trình vươn cao cùng với các dòng sông rạch trù phú, tạo thành một hệ thống thông thường với các địa phương khác, cánh chim vươn cao khởi sắc, khát khao hướng tới phát triển toàn diện của Quận.

Tất cả uyển chuyển trong khung tròn bền vững, tạo sự chuyển động mạnh mẽ, hướng tới xây dựng phát triển vững mạnh, khẳng định vùng đất đầy tiềm năng với sức mạnh đoàn kết, tự tin vững bước trên đường hội nhập, như đoàn tàu chuyển động thể hiện sức mạnh đoàn kết với ý chí vươn cao tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của Quận Bình Thạnh, Logo phối một màu xanh đậm, sắc màu của công nghệ hiện đại, tự tin và phát triển bền vững.

Mẫu 10:

Logo là sự kết hợp các hình tượng đặc trưng tiêu biểu của Quận Bình Thạnh

1.    Hình tượng kết hợp từ hai chữ cái viết tắt BT (Bình Thạnh). Kết hợp lá cờ tổ quốc nằm trên đỉnh thể hiện sự khác biệt với các địa danh khác.

2.    Hình tượng phát triển của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo là xu hướng phát triển của tương lai.

3.    Hình tượng các tòa nhà thể hiện sự phát triển đô thị hóa của quận Bình Thạnh.

4.    Hình tượng chính tạo điểm nhấn là cổng di tích Lăng Ông Bà Chiểu, đây cũng là Khu di tích lịch sử thể hiện cho sự phát triển lâu đời và mang đặ trưng riêng biệt của quận nhà.

Logo là sự tổng hòa 4 hình tượng nổi bật của quận Bình Thạnh là Lăng Ông Bà Chiểu mang tính lịch sử và văn hóa của quận Bình Thạnh, ba hình tượng còn lại nói lên sự phát triển kinh tế, đô thị, công nghệ, logo thể hiện cho sự phát triển của quận trong tương lai, giữ những giá trị lịch sử, đi đôi với phát triển kinh tế, tri thức. Tổng thể các hình tượng được đặc trưng cấu trúc hình tròn thể hiện cho sự phát triển bền vững, trường tồn.

 Logo lấy màu chủ đạo là màu xanh dương thể hiện cho niềm tin vào sự phát triển trường tồn trong tương lai.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2022

Lễ công bố đổi, đặt tên đường tại quận Bình Thạnh

 Ngày 23/11/2021, Ủy ban nhân dân quận tổ chức lễ công bố đổi tên đường số 1 thành Trần Nguyên Đán (Phường 3) và đặt tên đường Trần Văn Khê (Phường 17).

Tham dự cấp thành phố, có các đồng chí Trần Hải Yến, Phó Ban Văn hóa - Xã hội HĐND; Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Vũ Xuân Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông vận tải; đại diện các sở ngành. Cấp quận, có các đồng chí Vũ Ngọc Tuất, Bí thư Quận ủy; Nguyễn Văn Cảnh, UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Quận ủy; Võ Hoàng Phú, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy; Thái Thị Hồng Nga, UVBTV, Phó Chủ tịch UBND quận; đại diện các phòng ban; lãnh đạo Đảng ủy, UBND Phường 3 và 17; đại diện hậu duệ Tư đồ phụ chính, tước Chương túc Quốc thượng hầu kiêm quân Trần Nguyên Đán và thân nhân gia đình Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê.

Đường Trần Nguyên Đán bắt đầu từ đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1 đến đường Phan Xích Long, Phường 3, quận Bình Thạnh (riêng đoạn thuộc quận Bình Thạnh từ cầu Hoàng Hoa Thám, đường Trường Sa đến đường Phan Xích Long), lộ giới 21 m, chiều dài 245 m. Đường Trần Văn Khê được đặt cho dự án cống hộp Phan Văn Hân, Phường 17 đoạn từ đường Trường Sa đến đường Nguyễn Cửu Vân, lộ giới 16 m, chiều dài 397,9 m.

Đồng chí Trần Hải Yến, Phó Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố và lãnh đạo quận công bố đổi tên đường Trần Nguyên Đán, Phường 3. (Ảnh: MH)
Đồng chí Trần Hải Yến, Phó Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố và lãnh đạo quận công bố đổi
tên đường Trần Nguyên Đán, Phường 3.
 (Ảnh: MH)

Việc đổi, đặt tên cho các tuyến đường nêu trên ngoài ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử, ghi nhận những cống hiến của các bậc tiền bối, các danh nhân đối với đất nước, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, còn tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện các hoạt động, giao dịch về kinh tế, văn hóa - xã hội. 

Tại buổi lễ công bố, đồng chí Thái Thị Hồng Nga, Phó Chủ tịch UBND quận đề nghị các cơ quan, ban ngành của quận nhanh chóng hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ dân cư ngụ trong khu vực có các tuyến đường này sớm được thay đổi, bổ sung hồ sơ quyền sử dụng, sở hữu tài sản, giấy tờ nhân thân…để đảm bảo các quyền lợi chính đáng của mình. Đồng thời, cần tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân, hộ gia đình ở trên tuyến đường có tên mới cần có ý thức trách nhiệm bảo vệ cảnh quan môi trường, nâng cao nếp sống văn minh đô thị.                            

  MH

Hoạt động kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11)

 Ngày 20/11/2021, tại Di tích lịch sử - văn hóa lăng Lê Văn Duyệt, Phòng Văn hóa và Thông tin quận tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11).

Tham dự có đại diện lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin; Trung tâm Văn hóa; lãnh đạo UBND và công chức Văn hóa và Thông tin 20 phường.

Đại biểu tham dự được giới thiệu về quá trình hình thành của loại hình nghệ thuật hát bội; xem các phục trang và một số mặt nạ tiêu biểu của hát bội; thưởng thức các trích đoạn hát bội nổi tiếng; đồng thời giao lưu và trải nghiệm với nghệ sĩ vẽ mặt nạ hát bội.

Nghệ thuật hát bội được duy trì tổ chức trong các dịp lễ hội tại Di tích lịch sử - văn hóa lăng Lê Văn Duyệt. (Ảnh: MĐ)
Nghệ thuật hát bội được duy trì tổ chức trong các dịp lễ hội tại Di tích lịch sử - văn hóa lăng Lê Văn Duyệt. (Ảnh: MĐ)

Qua hoạt động này nhằm giới thiệu các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc trong xây dựng con người văn hóa mới, tạo nên sự gắn kết xưa và nay trong cộng đồng văn hóa một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền Luật Di sản văn hóa nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân trong việc bảo vệ, phát huy và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của cha ông để lại.         

MH

Bài viết nổi bật

Hội thi kiến thức muôn màu

  Ngày 19/7/2024, Trung tâm Văn hóa, Quận Đoàn, Nhà Thiếu nhi quận phối hợp tổ chức hội thi kiến thức muôn màu năm 2024.  Tham dự có các ...

Bài viết phổ biến