Hiển thị các bài đăng có nhãn Bản tin số 5 năm 2022. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bản tin số 5 năm 2022. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2022

Lấy ý kiến biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh


Nhằm tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong việc bình chọn biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh, ngày 24/5/2022, Ban Tuyên giáo Quận ủy (bộ phận Thường trực của Ban Tổ chức hội thi) có Công văn số 189-CV/BTG đề nghị các đơn vị tổ chức tuyên truyền và lấy ý kiến góp ý và bình chọn biểu trưng quận Bình Thạnh theo các nội dung cụ thể như sau:

1. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể chính trị - xã hội quận, Hội Chữ Thập đỏ quận

- Tuyên truyền 7 tác phẩm rộng rãi trên các phương tiện thông tin của đơn vị: trang web của đơn vị, trang mạng xã hội của đơn vị,…

- Tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến trong Ban Thường trực, Ban Chấp hành của đơn vị.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực cùng với phường trong việc mời gọi cán bộ, đoàn viên, hội viên tham gia cuộc họp do phường triển khai.

2. Đối với Đảng ủy 20 phường

- Tuyên truyền 7 tác phẩm rộng rãi trên các phương tiện thông tin: trang web của đơn vị, trang mạng xã hội của đơn vị,…

- Tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến trong Ban chấp hành Đảng bộ, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trên địa bàn phường tham gia.

- Chỉ đạo các chi bộ trực thuộc Đảng ủy phường nhất là các Khu phố tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân.

3. Đối với Trung tâm Văn hóa

Giới thiệu và tuyên truyền 7 tác phẩm rộng rãi trên bản tin Gia Định để Nhân dân góp ý và bình chọn.

4. Thời gian thực hiện: các đơn vị góp ý và bình chọn biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8/2022.

Các đơn vị gửi Bảng tổng hợp góp ý và bình chọn biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh về Ban Tuyên giáo Quận ủy (đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương, chuyên viên Ban Tuyên giáo) trước ngày 15/8/2022 để tổng hợp trình Thường trực Quận ủy và Thường trực UBND quận xem xét quyết định.

Một số lưu ý:

- Tiêu chí bình chọn và 7 tác phẩm biểu trưng (logo) Bình Thạnh.

- Mẫu Phiếu bình chọn; bảng tổng hợp góp ý và bình chọn, xem chi tiết tại Cổng thông tin điện tử quận  www.binhthanh.hochiminhcity.gov.vn và trang Người Bình Thạnh.

Tiêu chí bình chọn

a) Về ý tưởng của mẫu thiết kế:

- Ấn tượng, độc đáo, có điểm nhấn.

- Đường nét, tạo hình rõ ràng, có tính cách điệu.

- Không bị trùng lặp, khác biệt so với những logo khác.

- Các hình tượng phải đảm bảo tính đơn giản, dễ nhớ, dễ nhận biết.

b) Về nội dung ý nghĩa:

Mang tính khái quát cao, thể hiện nét đặc trưng riêng của Bình Thạnh:

- Vùng đất Gia Định xưa.

- Sự phát triển và vươn lên của Bình Thạnh ngày nay.

- Vị trí địa lý của vùng đất Gia Định xưa và Bình Thạnh ngày nay.

c) Hình thức bố cục:

- Hình dáng logo có cấu trúc chặt chẽ, cân đối, logic.

- Màu sắc của logo đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hòa: không quá 4 màu trong đó có 1 màu chủ đạo.

- Sử dụng, kết hợp màu sắc tương thích về mặt ý nghĩa, nội dung.

- Thể hiện rõ đường nét khi chuyển sang trắng đen.

- Phù hợp khi phóng to hoặc thu nhỏ.

- Logo phải có tính ứng dụng trên nhiều chất liệu.  

7 mẫu biểu trưng (LOGO) kèm thuyết minh

Mẫu 1

Logo có bố cục tròn thể hiện bền vững trường tồn.

Logo được thiết kế từ 2 chữ BT (Bình Thạnh) tạo thành các khu đô thị, các tòa nhà cao tầng, khu công nghiệp... dòng sông Sài Gòn.

Trung tâm logo là Di tích lịch sử Lăng Ông Bà Chiểu.

Chim bồ câu tung cánh là thể hiện khát vọng hòa bình tự do và thể hiện tiềm năng phát triển của Quận Bình Thạnh.

Logo thiết kế khối mảng lớn, mạnh mẽ, nhịp điệu hài hòa... thuận tiện gia công trên mọi chất liệu... ấn tượng mạnh khi nhận diện thương hiệu...

Mẫu 2

Logo thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 2 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim Bồ Câu bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mảnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một lăng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như miền Nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mảnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong dưới cùng là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Trong đó có tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP. HCM. Hình chấm bi nhỏ trên cùng thể hiện quận đang trên đà phát triển, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0.

Biểu trưng sử dụng màu đỏ thể hiện mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự đổi mới, năng động, sáng tạo của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu.

Mẫu 3

Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 2 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh). Đầu chữ T mang hình một ngôi sao bay lên thể hiện Bình Thạnh như một vì sao sáng đang vươn lên tỏa sáng, phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một làng cổ bậc nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như miền Nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mảnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong dưới cùng là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Trong đó có tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP.HCM. Hình chấm bi nhỏ trên cùng thể hiện quận đang trên đà phát triển, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0.

Biểu trưng sử dụng màu vàng màu phồn thịnh. Màu đỏ thể hiện mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự nghiệp đổi mới, năng động, sáng tạo của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu.

Mẫu 4


Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 2 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mảnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh bên phải logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một lăng cổ bậc nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như miền Nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh trên cùng tượng trưng cho mảnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong bên dưới tòa tháp là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Nhất là nổi bật trong đó là tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP.HCM. Biểu trưng sử dụng màu xanh dương là màu hòa bình, hợp tác, phát triển. Cũng như thể hiện sự đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu.

Mẫu 5


Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 2 chữ tượng hình BT (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mảnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một lăng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như miền Nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mảnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Các đường thẳng bên dưới Lăng Ông là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Nhất là nổi bật trong đó là tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP.HCM. Biểu trưng sử dụng màu vàng màu phồn thịnh. Màu đỏ thể hiện mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu.

Mẫu 6


Biểu trưng quận Bình Thạnh sáng tạo dựa trên hình tượng chữ B.T (chữ Bình Thạnh) kết hợp với hình tượng lăng Lê Văn Duyệt, những đô thị vươn cao và đặc biệt là hình tượng con sông Sài Gòn chảy qua địa bàn quận.

Di tích nghệ thuật quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt được xây dựng từ năm 1848. Hằng năm tại lăng đều được tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào các ngày 29 hoặc 30 tháng 7, mồng 01 và mồng 02 tháng 8 âm lịch. Lễ giỗ được cử hành theo nghi thức cấp tiểu cung đình triều Nguyễn. Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần.

Hình tượng dòng sông Sài Gòn, thơ mộng uốn lượn xung quanh quận Bình Thạnh không những cung cấp nước ngọt dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho đời sống người dân, mà còn là hệ thống đường giao thông thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Những đô thị vươn cao nói lên sức sống hiện đại, văn minh đô thị, biểu hiện quận Bình Thạnh đang nỗ lực phấn đấu để xây dựng những đô thị lớn trong tương lai.

Mẫu 7


Logo là sự kết hợp các hình tượng đặc trưng tiêu biểu của Quận Bình Thạnh

1. Hình tượng kết hợp từ hai chữ cái viết tắt BT (Bình Thạnh). Kết hợp lá cờ Tổ quốc nằm trên đỉnh thể hiện sự khác biệt với các địa danh khác.

2. Hình tượng phát triển của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo là xu hướng phát triển của tương lai.

3. Hình tượng các tòa nhà thể hiện sự phát triển đô thị hóa của quận Bình Thạnh.

4. Hình tượng chính tạo điểm nhấn là cổng di tích Lăng Ông Bà Chiểu, đây cũng là Khu di tích lịch sử thể hiện cho sự phát triển lâu đời và mang đặc trưng riêng biệt của quận nhà.

Logo là sự tổng hòa 4 hình tượng nổi bật của quận Bình Thạnh là Lăng Ông Bà Chiểu mang tính lịch sử và văn hóa của quận Bình Thạnh, ba hình tượng còn lại nói lên sự phát triển kinh tế, đô thị, công nghệ, logo thể hiện cho sự phát triển của quận trong tương lai, giữ những giá trị lịch sử, đi đôi với phát triển kinh tế, tri thức. Tổng thể các hình tượng được đặc trưng cấu trúc hình tròn thể hiện cho sự phát triển bền vững, trường tồn.

Logo lấy màu chủ đạo là màu xanh dương thể hiện cho niềm tin vào sự phát triển trường tồn trong tương lai.

Triển lãm ảnh kỷ niệm 47 năm thống nhất đất nước


Ngày 27/4/2022, Trung tâm Văn hóa, Hội Cựu chiến binh, Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến quận phối hợp tổ chức triển lãm ảnh chủ đề “Niềm tin chiến thắng - Non sông liền một dải”.

Triển lãm gồm bộ ảnh “Niềm tin chiến thắng - Non sông liền một dải”, giới thiệu một số thành tựu đất nước sau 47 năm thống nhất. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời giới thiệu một số hình ảnh thành tựu của quận Bình Thạnh trong quá trình phát triển hiện nay.

Lãnh đạo quận và các đơn vị phối hợp cắt băng khai mạc triển lãm ảnh. (Ảnh COH)
Lãnh đạo quận và các đơn vị phối hợp cắt băng khai mạc triển lãm ảnh. (Ảnh COH)

Tại triển lãm, Thư viện quận tổ chức trưng bày sách Biên niên sử Việt Nam, tài liệu liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, giới thiệu về những danh tướng lãnh đạo của dân tộc trong giai đoạn 1945 -1975.

Triển lãm diễn ra từ ngày từ 27/4 đến 10/5/2022 tại Nhà Truyền thống quận (số 6B Phan Đăng Lưu, Phường 14). 

                                                       MH

Chương trình giao lưu văn nghệ


Ngày 28/4; 12/5/2022, Trung tâm Văn hóa, Ban chỉ huy Quân sự quận, Quận  Đoàn phối hợp tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sĩ đơn vị tại Trung đoàn 3, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 và Trung đoàn Gia Định.

Tham dự có Thượng tá Lê Xuân Hưng, QUV, Chính trị viên Ban chỉ huy Quân sự; Lê Văn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Văn hóa; Thượng tá Vũ Tiến Toai, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 và hơn 2.000 chiến sĩ, trong đó có 50 chiến sĩ là con em của quận nhà.

Ban chỉ huy Trung đoàn Gia Định tặng hoa, thư cảm ơn Trung tâm Văn hóa và Ban chỉ huy Quân sự quận Bình Thạnh. (Ảnh XH)
Ban chỉ huy Trung đoàn Gia Định tặng hoa, thư cảm ơn Trung tâm Văn hóa và
 Ban chỉ huy Quân sự quận Bình Thạnh. (Ảnh XH)

Chương trình với nhiều tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, truyền thống hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, tình yêu quê hương đất nước, những ca khúc khắc họa đậm nét hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Với phong cách trẻ trung, sôi nổi, mang đậm chất lính, các tiết mục được biểu diễn trong đêm giao lưu thực sự thu hút sự quan tâm, theo dõi, cổ vũ nồng nhiệt và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng cán bộ, chiến sĩ, qua đó động viên, khích lệ tinh thần đoàn kết, khơi dậy lòng yêu nước và ý chí học tập, rèn luyện, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.                                 

XUÂN HƯNG

Các tiết mục văn nghệ phục vụ chiến sĩ. (Ảnh XH)
Các tiết mục văn nghệ phục vụ chiến sĩ. (Ảnh XH)

Phụ nữ Bình Thạnh - cùng sách xuống phố


Nhằm triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, ngày 21/4/2022 tại Nhà văn hóa khu phố 3, Phường 19, Hội LHPN quận tổ chức lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ Bình Thạnh - cùng sách xuống phố”.

Đến tham dự có lãnh đạo Hội LHPN Thành phố; đồng chí Triệu Lệ Khánh, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy; lãnh đạo Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Quận ủy; Trung tâm Văn hóa quận và gần 150 cán bộ, hội viên thuộc 23 cơ sở Hội.

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch Hội LHPN quận nhấn mạnh việc thực hiện mô hình này rất có ý nghĩa, đặc biệt đúng vào Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), góp phần lan tỏa phong trào đọc sách, tình cảm yêu mến sách, khám phá và tìm hiểu tri thức thông qua việc đọc của đông đảo hội viên phụ nữ, từ đó, góp phần xây dựng quận Bình Thạnh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Lãnh đạo Quận ủy trao Bộ sách “85 năm - Phong trào Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh (1930 - 2015)” đến các cơ sở Hội. (Ảnh P. An)
Lãnh đạo Quận ủy trao Bộ sách “85 năm - Phong trào Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh (1930 - 2015)”
 đến các cơ sở Hội. (Ảnh P. An)

Dịp này, Hội LHPN quận giới thiệu và trao tặng Bộ sách “85 năm - Phong trào Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh (1930 - 2015)” đến 23 cơ sở Hội. Đồng thời thông qua công trình “Tặng 3.000 đầu sách thực hiện không gian, góc học tập văn hóa Hồ Chí Minh” đến các cơ sở Hội. Để thực hiện công trình này, Hội LHPN quận phát động hội thu sách trong hội viên phụ nữ. Đến nay, Hội thu được trên 1.300 đầu sách với hơn 2.200 quyển sách các loại và chuyển đến 23 cơ sở Hội để góp phần thực hiện “Không gian, góc học tập văn hóa Hồ Chí Minh”.

Với tinh thần học tập tích cực, mô hình “Cùng sách xuống phố” sẽ duy trì định kỳ hằng quý theo từng địa điểm là các công viên, khu sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn và sẽ trở thành một nét sinh hoạt văn hóa, văn minh của hội viên phụ nữ quận Bình Thạnh.

                                               THANH THẢO

Ra mắt mô hình “Chung cư xanh - Không gian sách"


Ngày 27/4/2022, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường 7 ra mắt mô hình “Chung cư xanh - Không gian sách” tại chung cư Lê Trực.

Tại đây, các bạn đoàn viên, thanh niên thực hiện tủ sách với nhiều đầu sách có giá trị thiết thực. Qua đó, tuyên truyền người dân sống trong khu chung cư Lê Trực và những hộ dân sống chung quanh có thói quen đọc sách, tìm hiểu kiến thức từ sách báo; hạn chế sử dụng bao bì nhựa; vận động hộ gia đình có rác thải tái chế như: giấy, sách, chai lọ, bìa phế liệu… đem đến đổi một chậu cây cảnh nhỏ tạo mảng xanh ở chung cư, giúp người dân gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, còn chung tay dọn dẹp vệ sinh chung quanh thực hiện mô hình “Chung cư xanh - Không gian sách” góp phần thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện với môi trường” và góp phần thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc.   

                             AK 

Đoàn viên thanh niên và Nhân dân đọc sách từ tủ sách thực hiện mô hình “Chung cư xanh - Không gian sách” tại chung cư Lê Trực. (Ảnh ĐA)
Đoàn viên thanh niên và Nhân dân đọc sách từ tủ sách thực hiện mô hình
“Chung cư xanh - Không gian sách” tại chung cư Lê Trực. (Ảnh ĐA)


Tọa đàm về thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW


Ngày 15/4/2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường 7 phối hợp Ban công tác Mặt trận khu phố 3 tổ chức tọa đàm chuyên đề “Nâng cao chất lượng thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”.

Đồng chí Trần Thanh Liêm, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường 7 ghi nhận ý kiến đóng góp của đại biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh TL)
Đồng chí Trần Thanh Liêm, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường 7 ghi nhận ý kiến đóng góp
 của đại biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh TL)

        Có nhiều ý kiến nêu các giải pháp thực hiện hiệu quả Chỉ thị 46-CT/TW như: tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa nói chung và chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội nói riêng. Gắn kết chặt chẽ việc thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xem đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về văn hóa của các tầng lớp Nhân dân. Đồng thời, đổi mới công tác giáo dục, đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh, sinh viên; xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng lành mạnh cho thanh, thiếu niên; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao lành mạnh; thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hóa. Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu về văn hóa dân gian, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của Nhân dân… 

Sau tọa đàm, có 52 người là Ban công tác Mặt trận, Tổ dân phố - Mặt trận, đoàn viên thanh niên và Nhân dân khu phố 3 tham gia phần thi hái hoa dân chủ tìm hiểu về các nội dung cơ bản của Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư.

                                         AK

Hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam


Ngày 24, 28/4/2022, UBND Phường 12, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam Phường 21 tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Tham dự có đại diện Trung tâm Văn hóa; Văn phòng UBND quận; lãnh đạo phường và cán bộ công chức, viên chức, người lao động, các đơn vị trường học; đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn.

Tại Phường 12, tổ chức hội thi gồm có trắc nghiệm về kiến thức qua hình ảnh và thời trang các dân tộc.

Kết quả có 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba, 4 giải khuyến khích và 1 giải phong trào (đội thi có số lượng cổ động viên đông nhất), được trao cho các đơn vị với tổng giá trị giải thưởng trên 2 triệu đồng. Qua đó, tuyên truyền thêm các chính sách đặc thù cho đồng bào thiểu số về Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ trong công tác dân tộc góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cộng đồng dân cư.

Phường 21 tổ chức chuyến tham quan cho hội viên tìm hiểu văn hóa các dân tộc Việt Nam. Với việc tham quan và tìm hiểu về trang phục, đạo cụ, tập tục văn hóa 54 dân tộc Việt Nam tại khuôn viên Nhà Văn hóa sinh viên Thành phố.

Đại diện các đơn vị nhận giải hội thi. (Ảnh. M.Trâm)
Đại diện các đơn vị nhận giải hội thi. (Ảnh. M.Trâm)

Thông qua hoạt động này nhằm giúp các bạn trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiểu nhau, gần gũi, quý trọng và hòa hợp nhau hơn, hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời, giáo dục ý thức trách nhiệm, niềm tự hào trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong hội viên thanh niên.

Đây cũng là một trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường 21, quận Bình Thạnh nhiệm kỳ 2022 - 2027 và chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).  

                            HẢI ĐƯỜNG - TRẦN ĐỨC

Khai mạc hội thao CNVC-LÐ quận


Ngày 05/5/2022, Liên đoàn Lao động, Trung tâm Thể dục thể thao quận phối hợp tổ chức lễ khai mạc hội thao CNVC-LĐ năm 2022.

Năm nay có 6 bộ môn thi đấu gồm: bóng đá, bơi lội, bóng bàn, cầu lông, kéo co, điền kinh, thu hút trên 1.300 vận động viên đến từ 80 Công đoàn cơ sở tham gia, diễn ra đến hết ngày 13/5.

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận trao cờ cho các Công đoàn cơ sở tham gia hội thao. (Ảnh Hải Đường)
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận trao cờ cho các Công đoàn cơ sở tham gia hội thao. (Ảnh Hải Đường)

Ngay sau lễ khai mạc, tổ chức thi đấu môn kéo co nữ, kéo co nam với sự tham dự của 51 đơn vị với trên 800 vận động viên. Sau 1 buổi tranh tài sôi nổi, Ban tổ chức trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba cho từng thể loại thi đấu.

Hội thao là sân chơi bổ ích, là dịp đoàn viên, người lao động được rèn luyện sức khỏe, thi thố tài năng và là cơ hội để CNVC-LĐ quận giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường sự đoàn kết, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và xây dựng Công đoàn vững mạnh.    

                                                    P. AN

Tổng kết hội thao CNVC-LÐ công ty


Ngày 29/4/2022, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích quận tổ chức tổng kết hội thao công nhân, viên chức, người lao động năm 2022.

Tham dự có đồng chí Hoàng Quốc Tiến, QUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên; Lê Trí Bá, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc công ty; cùng ban lãnh đạo Hội đồng thành viên, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động công ty.

Qua 2 ngày hội thao 16, 23/4/2022 với 5 bộ môn: Kéo co, chạy tiếp sức, bóng bàn, xe đạp chậm và cờ tướng, các vận động viên của công ty giành được 11 giải nhất, 11 giải nhì, 10 giải ba, 5 giải khuyến khích và 1 giải khuyến khích cờ tướng.   

          HẢI ĐƯỜNG
Công nhân viên chức nhận giải hội thao. (Ảnh TH)
Công nhân viên chức nhận giải hội thao. (Ảnh TH)


Giải bóng Cup thanh niên - Nhân Tâm mở rộng

         Ngày 16/4/2022, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường 5, Hội LHTN, Trung tâm Giáo dục Nhân Tâm phối hợp tổ chức giải bóng đá nam thanh thiếu niên “Cup Thanh niên - Nhân Tâm mở rộng.

Có 8 đội bóng tham gia gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường 5, Trung tâm Giáo dục Nhân Tâm, các Trường THCS Yên Thế; Trương Công Định, Bình Quới Tây và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Bình Thạnh.

Kết quả, Huy chương vàng THCS Trương Công Định; Huy chương bạc Trung tâm Giáo dục Nhân Tâm; Huy chương đồng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường 5.

                                                            MH

Lãnh đạo quận đến thăm trường Phổ cập Giáo dục


Ngày 06/5/2022, đồng chí Vũ Ngọc Tuất, Bí thư Quận ủy đến thăm, động viên các giáo viên, học sinh trường Phổ cập Giáo dục Phường 25.

Cùng tham gia đoàn có các đồng chí Thái Thị Hồng Nga, UVBTV Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận; Trần Anh Kiệt, QUV, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận; Trần Thị Thanh Vân, Chủ tịch Hội Khuyến học quận; đại diện lãnh đạo UBND, Hội Khuyến học Phường 25…

Trường Phổ cập Giáo dục Phường 25 hiện có 142 học sinh đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Các học sinh được nhà trường tổ chức cho bữa ăn. Trường có 5 giáo viên kiêm nhiệm tất cả các công việc: giảng dạy, bảo mẫu, văn thư, bảo vệ, bếp ăn… Năm 2021 trường được tu sửa lại khang trang, sạch đẹp, đáp ứng tốt nhu cầu học tập vui chơi của các em.

Lãnh đạo quận đến thăm trường Phổ cập giáo dục Phường 25. (Ảnh MH)
Lãnh đạo quận đến thăm trường Phổ cập giáo dục Phường 25. (Ảnh MH)

Đồng chí Bí thư Quận ủy ghi nhận tình hình cơ sở vật chất, nhân sự và kết quả học tập của học sinh, khó khăn của nhà trường… Đồng chí động viên các giáo viên đã vượt qua những khó khăn, vất vả, tận tình dạy dỗ các em. Đồng thời, chỉ đạo UBND quận nắm chắc từng hoàn cảnh gia đình của các em học sinh tại nơi cư trú; chính quyền địa phương tạo điều kiện, hỗ trợ, động viên và chăm lo thêm cho các em và gia đình. Phòng Giáo dục và Đào tạo và Hội Khuyến học phối hợp với Trung tâm Y tế quận tổ chức thăm khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ, để động viên tinh thần cho các em học sinh. Bên cạnh đó, cần phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em học sinh, giúp các em nỗ lực vượt qua hoàn cảnh và vươn lên trở thành một công dân có ích.   

                           MH

Bài viết nổi bật

Hội thi kiến thức muôn màu

  Ngày 19/7/2024, Trung tâm Văn hóa, Quận Đoàn, Nhà Thiếu nhi quận phối hợp tổ chức hội thi kiến thức muôn màu năm 2024.  Tham dự có các ...

Bài viết phổ biến